Nghề hàn cần giỏi và an toàn

Nghề hàn là một trong những nghề được chọn để đào tạo sơ cấp theo Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2010. Nghề này đòi hỏi kỹ thuật gì, tương lai như thế nào?.

 
Thầy Nguyễn Ngọc Hải thao tác kỹ thuật hàn 6G trong giờ dạy.

Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ LOD

Các kỹ thuật hàn được xếp theo độ khó, từ 1G tới 6G. Từ 1-3G, người thợ đạt tay nghề hàn bằng, hàn ngang và hàn leo. 4-5G có thể hàn Laphong, hàn ống góc vuông 900 không xoay. Đỉnh cao nghề hàn là kỹ thuật hàn 6G.

Sơ cấp hàn: Có thể tự nâng cao tay nghề

Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, nghề hàn được đào tạo sơ cấp khoảng 3 tháng. Với thời gian này, nếu học cấp tập tại trung tâm hàn chất lượng cao thì một lao động có khả năng có thể đạt kỹ thuật 6G. Nhưng nếu đào tạo ở các trung tâm dạy nghề cấp huyện, cấp tỉnh… không có máy móc, kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế thì lao động chỉ đạt tay nghề ở mức từ 1-3G, và sử dụng hàn điện. Tuy nhiên, nếu giỏi nghề thì ở trình độ 1-3G cũng làm được nghề tốt vì nhiều công trình ở Việt Nam chỉ cần tới tay nghề loại này.

Tuy nhiên, nhiều lao động đã học qua nghề hàn nhưng… không làm được việc. Các em cho biết, quá trình thực tập mỗi ngày chỉ được hàn 3-4 que. Nếu chỉ thực hành có như vậy thì không thể giỏi được. Về phía lao động, các em có thể học 3 tháng trong các trường nghề rồi liên hệ với các công trường, nhà máy thực tập tay nghề thêm 2-3 tháng nữa thì mới có thể làm nghề được.

Những lưu ý khi học nghề

Vì là nghề nguy hiểm, ở trung tâm chúng tôi, nội dung đầu tiên dạy cho các em là về an toàn lao động, sử dụng bảo hộ lao động, an toàn điện, an toàn môi trường làm việc (có máy đo độ ô nhiễm…). Ánh sáng từ ngọn lửa hàn rất mạnh và chứa nhiều tia độc hại nên học viên phải đeo mặt nạ đặc biệt. Thực tế, thi tay nghề của nghề này không thực hiện công tác an toàn thì có kỹ thuật giỏi cũng thi trượt.

Một điểm cần lưu ý, nếu không được hỗ trợ thì chi phí học nghề hàn ở trình độ 6G rất cao, từ 150.000-200.000 đồng/ngày (có nơi thu trọn gói tới 12 triệu đồng/khoá). Lý do là chi phí nguyên vật liệu thực hành nghề này rất cao: 1 học viên trong 1 ngày thực hành đốt 1 phôi tôn (tấm tôn thép CT3-tương đương độ cứng của thép làm thành vỏ tàu) khoảng 9kg, tiêu hao dây hàn khoảng 2kg. Ngoài ra còn tiền điện, tiền khí, chi phí xưởng hàn. Tất cả nguyên liệu và máy thực hành đều theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không đạt tiêu chuẩn này thì bằng cấp cho các em cũng không được công nhận.

Với tay nghề đạt kỹ thuật 3G, lao động có thể có mức lương 3,5-4 triệu đồng/tháng. Còn với tay nghề kỹ thuật cao 6G, lương tối thiểu là 150.000 đồng/ngày. Hiện nhiều thị trường xuất khẩu lao động nhận lao động nghề hàn của Việt Nam với số lượng lớn. Nếu đi Nhật Bản, mức lương thợ hàn 4-6G đạt 800 USD/ tháng trở lên. Còn tại Trung Đông, nơi đang rất cần thợ hàn tay nghề 6G (làm việc tại các nhà máy dầu khí) thì thợ có tay nghề này có thể đàm phán lương với giới chủ.
Được đăng vào

Viết bình luận