Luật bảo hộ lao động và những điều bạn cần biết
Luật bảo hộ lao động hiện nay được áp dụng thịnh hành , bạn đã biết gì về bộ luật này chưa ?
Hiện nay công tác bảo hộ lao động rất được chú trọng . Hằng ngày trên báo đài , các phương tiện truyền thông , chúng ta vẫn thường nghe các thông tin về lao động , về những vụ tại nạn hay xảy ra và những cách phòng chống . Tuy nhiên , vẫn rất nhiều người chưa tìm hiểu tường tận về những quy định những bộ luật bảo hộ lao động , nên vẫn còn rất mơ hồ .Bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề trong công tác bảo hộ cũng như hướng dẫn bạn các trang bị các loại đồ bảo hộ lao động hợp lý.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng yêu cầu của công tác đổi mới song song đó sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và công tác pháp luật bảo hộ lao động nói riêng đã được nhà nước hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay , Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một hệ thống văn bản pháp luật các chế độ chính sách về công tác bảo hộ lao động tương đối là đầy đủ.
Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và những điều liên quan bao gồm:
1- Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10)
- Điều 56 của hiến pháp quy định:
Nhà nước ban hành chính sách, chế độ luật bảo hộ lao động.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như : Quần áo bảo hộ lao động, giầy dép bảo hộ ...
- Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động.
2- Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động
Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
Do đó , Bộ luật này có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:
- Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
- Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội.
- Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động.
Xem thêm : Mũ bảo hộ lao động
Viết bình luận