Bí quyết chữa bệnh tai xanh ở lợn
Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở lợn còn có tên gọi bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh, thành dịch làm ốm và chết nhiều lợn.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn nhưng tập trung chủ yếu ở lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ. Lợn khi mắc phải bệnh nêu trên thường bị suy giảm miễn dịch. Cũng từ nguyên nhân này khiến lợn có thể mắc phải những chứng bệnh khác kế phát như: Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, E.coli, Streptococuss suis,… đây là những tác nhân kế phát gây chết nhiều lợn bệnh.
Về tác nhân gây bệnh, virus gây bệnh thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirals, có cấu trúc vỏ bọ dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa theo phân tích cấu trúc gen, người ta xác định được 2 tuýp virus: Tuýp I gồm các virus thuộc dòng châu Âu, có tên gọi là virus Lelystad; loại II là loại virus gây bệnh trầm trọng hơn ở các nước châu Á gồm các virus thuộc đông bắc Mỹ với tên gọi là VR-2332. Sự khác nhau về cấu trúc gen của 2 tuýp virus nêu trên là khoảng 40%, ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa hai tuýp. Virus gây bệnh tai xanh tồn tại dưới hai dạng như sau: Dạng thứ nhất là dạng cổ điển có độc lực thấp, dạng biến thể có độc lực cao gây nhiễm và chết nhiều ở lợn. Virus gây bệnh được đánh giá tương đối mẫn cảm và dễ dàng bị tiêu hủy bởi các yếu tố vật lý và hóa học. Khi có sự tác động bởi các loại hóa chất thông thường như chlorine, iodine, formone và vôi bột virus cũng bị vô hoạt nhanh chóng.
Virus gây bệnh tai xanh có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Đối với lợn mang trùng và không có triệu chứng lâm sàng, vẫn có thể phát hiện virus ở nước tiểu sau 14 ngày, ở phân từ 28-35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-175 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày và đặc biệt là ở huyết thanh của lợn bị nhiễm bệnh sau 210 ngày vẫn có thể tìm thấy virus. Ở lợn bệnh hoặc lợn mang trùng, virus tập trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, lách, tuyến ức, huyết thanh, hạch lympho.
Khi lợn khỏe tiếp xúc với lợn ốm, lượn mang trùng, các nguồn có chứa virus như phân, nước tiểu, bụi, nước bọt, thụ tinh nhân tạo và thậm chí là từ một số loài chim hoang. Bên cạnh nguồn lây trực tiếp lây trên, nguồn lây có thể qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, nguồn nước bị ô nhiễm. Hình thức phát tán qua không khí từ phân, chất thải có chứa virus hình thành các loại hạt bụi chứa virus có thể theo gió đi xa tới 3km, được xem là mối nguy hiểm ở trong vùng có dịch.
Viết bình luận